Thủ môn Hồ Tùng Hân sinh năm 2003 quê Đà Nẵng Hồ Tùng Hân, vừa trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên ra sân tại một giải đấu của quốc đảo Singapore. Chưa thể đánh giá nhanh vì thủ thành trẻ này chỉ mới có lần đầu ra sân cho câu lạc bộ Balestier Khalsa, tại đấu trường Singapore Cup. Nhưng đây lại là điều đáng để được cổ vũ, động viên tinh thần.
Bóng đá Việt Nam chuẩn bị thiếu chu đáo
Trong lịch sử bóng đá Việt Nam, đã từng có rất nhiều nhân tố có cơ hội ra nước ngoài thi đấu. Bắt đầu từ mốc năm 2001, tiền đạo Lê Huỳnh Đức được sang câu lạc bộ Lifan ( thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc), trong sự trao đổi hợp tác giữa hai đội với Công an TP HCM.
Sau đó, lần lượt là các cầu thủ: Lương Trung Tuấn ( sang Thái Lan), Nguyễn Việt Thắng được cựu huấn luyện viên tuyển Việt Nam (ông Calisto) giới thiệu sang tập luyện, thi đấu ở câu lạc bộ Porto B ( tại Bồ Đào Nha). Dù đây chỉ là những trường hợp phải “tạm lánh” những án phạt của Liên đoàn bóng đá VFF vào thời điểm đó.
Bóng đá Việt Nam cũng từng có cầu thủ Nguyễn Hữu Thắng ( câu lạc bộ Bình Dương) sang đất Mỹ thử sức. Những trường hợp nói trên đều không để lại nhiều dấu ấn nhưng đã mang lại ít nhiều bài học về kinh nghiệm, tạo niềm tin cho những cầu thủ khác có thể mạnh dạn đến với môi trường bóng đá các châu lục cũng như quốc gia khác trên thế giới.
Ấn tượng nhất là trường hợp của cựu tuyển thủ Việt Nam – Lê Công Vinh, khi ấy anh đang thuộc biên chế của T&T Hà Nội và được cho mượn sang câu lạc bộ Leixoes của Bồ Đào Nha. Công Vinh được xem là cầu thủ Việt Nam đầu tiên có cơ hội được trải nghiệm đúng nghĩa ở môi trường “thi đấu chuyên nghiệp”, 1 trong 10 giải đấu quốc gia hàng đầu châu Âu (lấy theo thang điểm của UEFA, giải Portugul Premeira Liga được xếp ở vị trí thứ 7). Về sau, Lê Công Vinh cũng từng có được thử sức ở Nhật, khi anh thi đấu cho câu lạc bộ Consadole Sapporo nhưng thời gian hầu hết là “làm bạn” với băng ghế dự bị.
Sau đó, lần lượt là tiền đạo Công Phượng ( sang thi đấu cho Mito Hollyhock – Nhật Bản, Incheon United – Hàn Quốc và Saint Truiden – Bỉ), tiền vệ Tuấn Anh ( sang thi đấu cho Yokohama FC – Nhật Bản), tiền vệ Xuân Trường (Incheon United, Gangwon – Hàn Quốc, Buriram United – Thái Lan), hậu vệ Đoàn Văn Hậu ( sang thi đấu cho SC Heerenveen – Hà Lan) và Nguyễn Quang Hải ( thi đấu cho Pau FC, Ligue 2 – Pháp). Họ đều là những cầu thủ tiếp bước nhưng kết quả cũng không thể tốt hơn là bao.
Một trong số ít những cầu thủ có thể thành công ở giải bóng đá nước ngoài, đó là thủ thành đội tuyển Việt Nam – Đặng Văn Lam. Anh thi đấu đấu khá nổi bật trong màu áo của câu lạc bộ Muangthong United ( đấu trường Thai League). Nhưng khi sang giải đấu J-League 1, anh không nắm giữ được cơ hội để có thể trụ lại lâu ở câu lạc bộ Cerezo Osaka.
Có thể thấy rõ, các cầu thủ Việt khi được xuất ngoại sang môi trường chuyên nghiệp hơn vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ các yếu tố, hành trang cần thiết. Điều này đã khiến họ bị lúng túng và khó thích nghi được với môi trường mới khắc nghiệt hơn. Bóng đá Việt Nam cũng chưa từng có những chiến lược, lộ trình rõ ràng để mở ra hướng xuất ngoại cho các cầu thủ. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến cầu thủ Việt Nam chưa thể thành công ở các đấu trường quốc tế.
Bóng đá Việt Nam cần chiến lược mở ra con đường mới
Ở khu vực Đông Nam Á, đã có nhiều câu lạc bộ chủ động ngoại giao hợp tác, đưa các cầu thủ của họ sang môi trường mới. Trong đó, Thái Lan là trường hợp đáng để bóng đá Việt Nam học hỏi. Các cầu thủ nổi bật như như Theerathon Bunmathan, Supachok, Chanathip Songkrasin, Ekanit Panya… Đều được các câu lạc bộ Thái chủ động cho mượn. Sau đó, cầu thủ sẽ phải tự mình nỗ lực để nâng cao trình độ thích nghi và khẳng định giá trị, năng lực chuyên môn. Để rồi được ký hợp đồng thi đấu dài hạn với tiền thưởng hàng triệu đô-la Mỹ.
Mặt khác, giải đấu Thai League cũng đã thu hút được rất nhiều cầu thủ đến từ Philippines Myanmar, Singapore, Indonesia sang thi đấu. Dù không thể sánh bằng các đấu trường như K-League, Saudi Pro League, J-League… nhưng Thai League cũng là giải vô địch quốc gia rất chất lượng (được xếp trong top 8 các giải đấu hàng đầu cấp câu lạc bộ của AFC). Vì vậy, nếu như cầu thủ Việt Nam chủ động chọn đấu trường Thai League thử sức, có thể coi đây là bước đệm quan trọng để tiến được tới các giải đấu cao hơn.
Hiện tại, số cầu thủ Việt Nam được xuất ngoại không nhiều hơn 1 bàn tay, đây được xem là một điều đầy đáng tiếc, trừ thủ thành trẻ Hồ Tùng Hân khoác áo câu lạc bộ Balestier Khalsa. Việc thủ môn tuổi gen Z này được thi đấu trong đội hình xuất phát ở Singapore Cup 2025, được coi là một dấu ấn đáng nhớ với chính anh. Tùng Hân dám thử sức ở một môi trường mới, tự vận động để thích nghi với thử thách với nền bóng đá mới đã là một điều đáng để ghi nhận. Đây là một “tấm gương” tích cực để các cầu thủ trẻ khác trong nước có tinh thần mạnh dạn hơn, dám thử thách bản thân để nâng cấp chuyên môn khi xuất ngoại.
Nhìn sang bóng đá Thái Lan, cầu thủ Suphanat Mueanta được coi là “tấm gương” điển hình cho tuổi trẻ dám thử thách bản thân, để khẳng định tài năng của bản thân. Suphanat sinh năm 2002, nhưng hiện tại anh đang được đề xuất chuyển nhượng sang Tranfermart, được định giá là đắt nhất Đông Nam Á với hơn 800.000 euro. Điều ấn tượng ấn khác là thần đồng bóng đá Thái Lan từ Buriram United đã không ngần ngại chuyển sang câu lạc bộ Oud-Heverlee Leuven ( của Bỉ) để học hỏi thêm kinh nghiệm thi đấu.
Mặc dù chưa thành công ở đấu trường châu Âu nhưng Suphanat đã trưởng thành rất nhiều khi trở về quê nhà Thai League. Tương lai rộng mở chưa dừng lại, cầu thủ U23 này của “Voi chiến” có thể sẽ sang J-League thi đấu, nơi người đàn anh là Supachok đang gặt hái được rất nhiều thành công.
Gần đây nhất trong nền bóng đá Việt Nam vẫn đang bỏ trống việc xuất ngoại cầu thủ là một điều đầy đáng tiếc. Vì vậy, với trường hợp thủ thành genz – Hồ Tùng Hân, dù chỉ đang thi đấu ở giải của Singapore khá khiêm tốn, nhưng tương lai vẫn mở ra con đường mới đầy tích cực cho nền bóng đá Việt Nam.
Đến thời điểm hiện tại, bóng đá Việt Nam chưa thể thành công với những trường hợp được xuất ngoại ở trong quá khứ. Nhưng điều này không có nghĩa là sẽ không có cơ hội nếu như kiên trì thực hiện với định hướng, mục tiêu rõ ràng hơn. Xuất ngoại cầu thủ là một trong những giải pháp đóng góp vào nâng cao chất lượng đội tuyển quốc gia.
Nguồn tham khảo: https://baomoi.com/dong-vien-cau-thu-tre-viet-nam-xuat-ngoai-c51632342.epi